Sự hình thành thai nhi qua các tháng


Ngày Đăng: 08/08/2018

 

Cảm nhận được sự hiện diện của bé yêu trong bụng là niềm hạnh phúc vô bờ của mẹ bầu. Chắc hẳn mỗi ngày mẹ có rất nhiều câu hỏi như thai nhi phát triển ra sao qua từng tháng, bà bầu nên uống sữa gì, những chất dinh dưỡng nào mẹ cần bổ sung để có thai kỳ khoẻ mạnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ trả lời những câu hỏi trên. Mẹ tham khảo ngay nhé!

Quá trình phát triển của thai nhi qua từng tháng

Tháng đầu tiên: Lúc này, có rất ít dấu hiệu khác lạ xảy ra với mẹ. Phải đến tuần thứ 3, thứ 4 nhiều mẹ mới nhận ra sự hiện diện của một sinh linh bé bỏng đang nằm trong bụng mình.

Tháng thứ 2: Phôi thai lúc này đã là một khối lớn các tế bào, một hình dạng khác biệt đã từ từ được hình thành. Bé cưng trong bụng chỉ dài khoảng 1,5cm bằng một quả nho và các cơ quan như mí mắt, đôi tai, tay, chân… cũng đã bắt đầu hình thành và dài ra.

Tháng thứ 3: Ở tuần 10, hầu như tất cả các cơ quan nội tạng của bé đã hình thành đầy đủ và bắt đầu hoạt động một cách nhịp nhàng. Não bộ phát triển với tốc độ rất nhanh, khoảng 250.000 tế bào thần kinh mới được sản sinh ra mỗi một phút. Khuôn mặt bé cũng sẽ hoàn thiện ở tuần 11 và 12. Bé cưng ở tuần 12 thai kỳ dài khoảng 5 cm và bắt đầu biết cử động.

Tháng thứ 4: Thai nhi lúc này dài khoảng 11 đến 11,5 cm và nặng gần 100 gram. Mắt bé đã có thể chớp, tim cùng với các mạch máu đã hoàn toàn định hình. Các ngón tay và ngón chân của bé cũng đã có vân.

Tháng thứ 5: Trái tim của bé hoàn thiện dần và có nhịp đập nhanh hơn. Tai của bé cũng thính hơn và bắt đầu biết cảm thụ âm nhạc. Thai nhi lúc này nặng gần 300gr và dài hơn 15cm.

Tháng thứ 6: Thai nhi giờ đây đã nặng hơn 600 gram và phản hồi với các thanh âm bằng cử động hoặc tăng nhịp tim. Bạn có thể cảm nhận được khi bé nấc.

Tháng thứ 7: Bé đã khoảng hơn 1kg và thay đổi vị trí thường xuyên vào thời điểm này. Vào tuần thai thứ 28, nguy cơ sinh non rất dễ xảy ra nên mẹ bầu cần cực kỳ cẩn thận với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mình.

Tháng thứ 8: Bé 32 tuần thai đã nặng gần 2 kg. Da của em bé ít có nếp nhăn hơn do có một lớp chất béo bắt đầu hình thành dưới da. Mẹ có thể bắt đầu nhận thấy “sữa non”.

Tháng thứ 9: Trung bình, một em bé ở giai đoạn này “cao” khoảng 47 cm và nặng gần 2,7 ký. Phổi phát triển gần như đầy đủ. Lúc này đầu của thai nhi thường nằm ở vị trí xương chậu. Khi đã qua 37 tuần,bé đã có thể sẵn sàng chào đời và sống độc lập với cơ thể mẹ.

Dưỡng chất không thể thiếu để có một thai kỳ khỏe mạnh

Acid folic

  • Theo TS. BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, giám đốc bệnh viện Hùng Vương, Acid folic rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Khi thiếu acid folic ở phụ nữ có thai dễ gây ra thiếu máu dinh dưỡng đại hồng cầu và gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • 600 µg một ngày.

 

 

Canxi và phốt pho

  • Canxi giúp chắc xương, tạo răng.
  • Nếu chế độ ăn thiếu canxi, mẹ bị loãng xương, hư răng, bé có thể bị mềm xương sọ, thóp rộng, cơn khóc tím tái do co thắt, có thể bị co giật do hạ canxi.
  • Nhu cầu canxi và phốt pho là 1,5g một ngày, trong thời kỳ hậu sản có thể tăng lên 2g một ngày.

 

Canxi có nhiều trong rau cải ngọt, rau dền, cá thạch, vừng mè, đậu phụ, bột yến mạch, hạnh nhân, sữa…

 

Sắt

  • Sắt rất cần thiết cho cả mẹ lẫn con để phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt.
  • 20-30mg một ngày

Vitamin:

  • Cơ thể mẹ cần có một lượng vitamin A dự trữ đủ để cung cấp cho con và tăng sức đề kháng cho mẹ. Cần 800 µg một ngày.
  • Vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi và phốt pho, góp phần cấu tạo xương. Thiếu vitamin D sẽ dẫn tới chứng chuột rú, co giật do hạ canxi máu và loãng xương.
  • Vitamin B1 cần để phòng tránh bệnh tê phù và suy tim.

 

Những sai lầm phổ biến ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển của thai nhi

Duy trì lối sống lành mạnh và cân nặng lý tưởng

 

Hy vọng bài viết trên đã có thể giúp mẹ hiểu hơn về sự phát triển của bé và lên kế hoạch bổ sung đầu đủ những dưỡng chất cần thiết giúp thai kỳ khỏe mạnh, bé thông minh.

Sưu tầm (vmtrung)


Bài viết liên quan

Hỗ trợ trực tuyến